Email | Hòm thư góp ý | Liên hệ | Sơ đồ web
 
Khái quát chungTổng quanLịch sửDân cưTôn giáo và tín ngưỡngVăn hóaPhong tục tập quánNgôn ngữ văn họcLễ hội & trò chơi dân gianNghệ thuật biểu diễnTrang phụcKiến trúc, mỹ thuậtMón ăn, hoa, tráiChợĐơn vị hành chính
Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ
(TITC) - Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ (còn gọi là Đờn ca tài tử) là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của Việt Nam, được hình thành và phát triển từ cuối thế kỉ 19. Đây là sinh hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu của người dân Nam bộ trong các dịp lễ hội, tết, giỗ, cưới, sinh nhật, họp mặt,… Lễ giỗ Tổ được tổ chức vào ngày 12/8 âm lịch hàng…
Hát Xoan
(TITC) - Hát Xoan (còn gọi là hát cửa đình, hát lãi lèn, hát đúm, hát thờ…) là loại hình dân ca nghi lễ gắn với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và đời sống sinh hoạt của cư dân trồng lúa nước vùng trung du, tập trung chủ yếu ở Phú Thọ.
Hát đúm
Các xã Phục Lễ, Phả Lễ (huyện Thuỷ Nguyên) được coi là quê hương hát đúm của Hải Phòng.
Hát ghẹo
Hát ghẹo ở huyện Tam Nông (nay là Tam Thanh) và Thanh Sơn cũng như hát xoan đã trở thành sản phẩm riêng của Phú Thọ. Nó mang phong cách đậm đà màu sắc địa phương, phát triển liền mạch theo thời gian. Cứ vậy, hát ghẹo Phú Thọ không bị lẫn với hát ghẹo ở bất cứ nơi nào.
Một dòng chảy từ xa xưa...
Âm nhạc Việt Nam có truyền thống khá lâu đời. Ngay từ thời cổ, cư dân ở Việt Nam đã rất say mê âm nhạc. Cư dân Việt Nam coi âm nhạc là một nhu cầu không thể thiếu.
Múa cung đình
Múa cung đình ở Việt Nam chỉ có ở cộng đồng người Việt, người Chăm là được định hình rõ rệt. Nó tồn tại và phát triển trong quá trình kiến lập và ổn định vương triều.
Múa dân gian
Múa dân gian là hình thái múa phổ biến của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam. Múa dân gian là do dân chúng sáng tạo được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Múa dân gian được sử dụng rộng rãi trong sinh hoạt văn hoá cộng đồng. Nó tiêu biểu cho bản sắc văn hoá của từng cộng động và là cơ sở để phát triển các hình thái múa khác.
Múa tôn giáo
Múa tôn giáo là hình thái múa được nảy sinh trong quá trình phát triển và nhu cầu của tôn giáo.
Múa tín ngưỡng
Múa tín ngưỡng rất gần gũi, gắn bó với những nghi lễ, tín ngưỡng, phong tục, tập quán các tộc người ở Việt Nam. Các nhà chuyên môn còn gọi là múa tín ngưỡng dân gian, bởi nó phản ánh khía cạnh tâm linh trong sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng của dân chúng.
Múa hiện đại
Múa hiện đại Việt Nam xuất hiện chủ yếu từ sau năm 1945. Nó phát triển từ những hình tượng, động tác, tiết tấu trong cuộc sống mới được cách điệu và hoà quyện với nghệ thuật múa dân tộc - hiện đại. Đã có những tác phẩm múa hiện đại thành công.