Email | Hòm thư góp ý | Liên hệ | Sơ đồ web
 
Khái quát chungTổng quanLịch sửDân cưTôn giáo và tín ngưỡngVăn hóaPhong tục tập quánNgôn ngữ văn họcLễ hội & trò chơi dân gianNghệ thuật biểu diễnTrang phụcKiến trúc, mỹ thuậtMón ăn, hoa, tráiChợĐơn vị hành chính
Múa cung đình
Múa cung đình ở Việt Nam chỉ có ở cộng đồng người Việt, người Chăm là được định hình rõ rệt. Nó tồn tại và phát triển trong quá trình kiến lập và ổn định vương triều.
Múa dân gian
Múa dân gian là hình thái múa phổ biến của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam. Múa dân gian là do dân chúng sáng tạo được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Múa dân gian được sử dụng rộng rãi trong sinh hoạt văn hoá cộng đồng. Nó tiêu biểu cho bản sắc văn hoá của từng cộng động và là cơ sở để phát triển các hình thái múa khác.
Múa tôn giáo
Múa tôn giáo là hình thái múa được nảy sinh trong quá trình phát triển và nhu cầu của tôn giáo.
Múa tín ngưỡng
Múa tín ngưỡng rất gần gũi, gắn bó với những nghi lễ, tín ngưỡng, phong tục, tập quán các tộc người ở Việt Nam. Các nhà chuyên môn còn gọi là múa tín ngưỡng dân gian, bởi nó phản ánh khía cạnh tâm linh trong sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng của dân chúng.
Múa hiện đại
Múa hiện đại Việt Nam xuất hiện chủ yếu từ sau năm 1945. Nó phát triển từ những hình tượng, động tác, tiết tấu trong cuộc sống mới được cách điệu và hoà quyện với nghệ thuật múa dân tộc - hiện đại. Đã có những tác phẩm múa hiện đại thành công.
Múa rối nước
Múa rối hầu như dân tộc nào cũng có, còn múa rối nước thì có lẽ chỉ có riêng ở Việt Nam. Nghệ thuật múa rối nước xuất hiện từ thời Lý (1009 - 1225).
Múa Khmer Nam Bộ
Nền văn hóa Khmer Nam Bộ tiêu biểu là nghệ thuật múa, tuy chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Ðộ, nhưng mang đậm nét dân tộc và những sáng tạo độc đáo góp vào vườn hoa nghệ thuật "muôn hương ngàn sắc" của các dân tộc Việt Nam.