Email | Hòm thư góp ý | Liên hệ | Sơ đồ web
 
Khái quát chungTổng quanLịch sửDân cưTôn giáo và tín ngưỡngVăn hóaPhong tục tập quánNgôn ngữ văn họcLễ hội & trò chơi dân gianNghệ thuật biểu diễnTrang phụcKiến trúc, mỹ thuậtMón ăn, hoa, tráiChợĐơn vị hành chính
Tôm chua Huế
Huế có nhiều món ăn đặc sản. Tôm chua là một trong những món đặc sản được biết đến nhiều nhất. Ðó không phải là một thứ cao lương mỹ vị nhưng cũng không phải là một món ăn hiểu theo nghĩa thông thường, nghĩa là tự nó không thể làm nên một bữa ăn hấp dẫn mà phải cần thêm nhiều thứ khác nữa như: thịt heo ba chỉ, giá chua, rau sống, bún hoặc cơm.
Cơm gà Ninh Thuận
Khi tới Phan Rang du khách sẽ có dịp thưởng thức món cơm gà Ninh Thuận. Có hai tiệm nổi tiếng: Cơm gà Ðức ở số 11 Nguyễn Thái Học chỉ bán vào buổi sáng và Cơm gà Hải Nam ở số 17 Lê Hồng Phong gần sát bên chợ Phan Rang bán suốt ngày.
Món thưng Bình Ðịnh
Người Bình Ðịnh rất thích ăn bánh tráng cuốn, cái gì cũng cuốn được, từ thịt heo luộc, cá hấp, cho đến chả nướng. Ðấy là những món cuốn ngày thường. Ba bữa Tết người ta hay cuốn bánh tráng với thịt "thưng" (thưng là gọi theo người miền Trung). Món này có cách ướp hơi giống với món rô ti.
Cháo Hàu Bình Định
Đây là món đặc sản của Bình Định. Mặc dù mỗi người nấu lại có một bí quyết riêng nhưng đặc điểm chung của món cháo hàu là ngọt, bùi, béo khiến ai đã một lần thưởng thức đều không thể nào quên.
Gỏi tỏi
Đến mùa thu hoạch, cả cánh đồng tỏi ở huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) ngả màu vàng ươm, lẫn vào trong đấy có những cây tỏi to khỏe, màu vẫn xanh đậm nhưng không có củ. Nhổ về, cắt bỏ phần lá và rễ. Thân cây rửa sạch, cắt làm 2 hoặc 3 phần rồi chẻ làm tư, bỏ vào nồi hấp vừa chín.
Xí mà Hội An
Đó là món chè bột mịn màu đen nhánh được đựng trong mỗi bao nilon còn nóng hôi hổi. Chỉ cần cắn một góc nhỏ bao nilông để đưa vào miệng một thứ bột sền sệt vừa ngọt vừa có mùi dịu cay của các loại lá cây dược liệu.
Tào phớ An Phú
Cơ thể đang nóng bức, ăn bát tào phớ cái nóng như dịu dần, chứ không thấy lạnh đột ngột như khi ăn kem. Đó cũng là món quà dân dã của người Hà Nội mà nơi sản xuất chính là làng An Phú, nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy.
Bánh tẻ làng Chờ
“Ba làng Mịn, chín làng Chờ”, Tổng Chờ trước Cách mạng tháng 8/1945 gồm cả xã Trung Nghĩa và thị trấn Chờ (huyện Yên Phong, Bắc Ninh) hôm nay. Bánh tẻ Chờ có tự khi nào khó ai xác định, chỉ biết rằng, cứ dịp lễ Tết, hiếu hỉ là thấy trên bàn thờ mọi nhà bầy món ăn đặc biệt ấy.
Bánh gật gù Tiên Yên
Bánh được làm bằng gạo. Chọn loại gạo ngon ngâm rồi xay thành bột, bí truyền là phải xay lẫn với một ít cơm nguội. Sau đó đem tráng bột, không mỏng như bánh cuốn, không dày như bánh đa. Bánh tráng xong cuộn lại, dài bằng gang tay, to như ngón tay cái xếp trên đĩa sứ. Tấm bánh trong, mềm, dẻo mà không dính.
Bánh đúc
Chế biến món bánh đúc không khó nhưng để bánh đúc ngon lại đòi hỏi người làm bánh đôi chút kỳ công. Kỳ công từ khâu chọn nguyên liệu là gạo tẻ trắng, thơm, là hạt lạc vỏ tươi, mẩy đều cho đến việc tìm hiểu từng quy trình làm bánh.